Nhắc đến túi vải không dệt, có lẽ sản phẩm này cũng không còn quá xa lạ với mỗi người chúng ta. Việc sử dụng túi vải không dệt trong thời đại công nghiệp hiện nay đang rất phổ biến. Được nhiều công ty, doanh nghiệp tin dùng vì chất lượng rất tốt, cũng như mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng. Bên cạnh đó là tác dụng làm sạch môi trường thay vì dùng túi nilon hay một vài chất liệu khác mà trước đây chúng ta đã sử dụng.
Không những thế mỗi cá nhân trong cộng đồng người Việt đang dần thích nghi với việc sử dụng túi vải không dệt, bởi sự tiện lợi của nó. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các tác hại trực tiếp và gián tiếp mà túi nilon mang lại. Song song đó là sự hình thành và nhiều tác dụng của túi vải không dệt.
Tác hại từ việc sử dụng túi nilon
Nói về trước đây, việc sử dụng công cụ để chứa đựng những vật dụng hay đồ dùng cần thiết để chúng ta có thể dễ dàng mang đi. Thì việc phát minh ra túi nilon từ 150 năm trước của nhà hóa học người Anh Alexander Parkes có thể nói là một phát minh vĩ đại. Vì nó mang lại tính tiện dụng, có thể sử dụng cũng như tái chế được nhiều lần.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng mà túi nilon mang lại. Đằng sau đó là tác hại không lường mà cho đến sau này con người mới phát hiện ra được.
Chứa nhiều thành phần độc hại
Nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ, khí đốt, chất hóa dẻo, kim loại nặng, phẩm màu,… Khi sản xuất sẽ tạo ra rất nhiều khí CO2, làm tăng hiệu ứng nhà kính. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường.
Túi nilon góp phần làm cho đất bạc màu và ô nhiễm nguồn nước:
Được làm từ các chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường. Trung bình phải mất từ 500 – 1000 năm dưới ánh sang mặt trời thì túi nilon mới phân hủy hết. Trong thời gian đó, chúng sẽ lẫn vào đất gây xói mòn, bạc màu, không tơi xốp, kém dinh dưỡng. Gây ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển của cây trồng.
Tác hại khi con người phân hủy túi nilon
Cách hủy túi nilon mà con người thường hay sử dụng là đốt cháy nó. Đồng nghĩa với việc chúng ta đốt các loại hóa chất đã kể trên. Chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc hại gọi là Dioxin và Fura gây ngộ độc. Ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và miễn dịch gây ra các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ.
Rác thải từ túi nilon tạo thành nhiều ổ dịch bệnh
Như chúng ta đã biết, thời gian phân hủy của túi nilon rất dài. Nên việc các túi nilon mà con người vứt đi do không sử dụng ở các kênh rạch, sông suối sẽ làm tắt nghẽn đường lưu thông của nước gây ứ đọng. Những nơi bị ứ đó lâu ngày sẽ tạo ra rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời làm mất cảnh quan ở những khu ấy.
Lãng phí kinh tế cho toàn nhân loại
Đa phần, túi nilon có thể tái sử dụng, nhưng vì chất liệu dẻo và có khả năng đàn hồi. Nên việc túi sẽ giãn ra qua vài lần sử dụng là điều tất nhiên. Vì thế con người sẽ bỏ đi và thay thế túi khác, gây lãng phí về kinh tế.
Bệnh tật sẽ xảy ra khi ăn thức ăn đựng bằng túi nilon
Túi nilon được làm từ nhựa không độc. Nhưng các chất phụ gia như làm dẻo, dai, mềm lại là những chất vô cùng độc hại. Nếu như chúng ta đựng đồ ăn nóng, có nhiệt độ từ 70 – 80 độ C thì những chất phụ gia này sẽ có phản ứng. Gây ra các bệnh nguy hiểm về sau cho sức khỏe con người. Song song đó là các chất nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng trong túi nilon khi sử dụng nó sẽ dần bay đi. Nếu chúng bám vào thức ăn mà chúng ta ăn phải thì có thể gây ra những tác hại mà con người không thể lường trước được.
Túi không dệt, sự hình thành và lợi ích
Sự hình thành
Như đã nói ở phần 1, việc phát minh ra túi nilon có thể nói là một phát minh vĩ đại bởi độ dẻo, dai và dễ sử dụng. Tuy nhiên, bởi các đặc tính này mà túi nilon rất khó phân hủy gây ảnh hưởng môi trường một cách nghiêm trọng. Điều này đã thúc đẩy con người tạo ra một sản phẩm thay thế. Vừa làm sạch môi trường, vừa hội tụ đầy đủ những mặt lợi từ túi nilon. Vì thế, túi vải không dệt ra đời.
Lợi ích từ việc sử dụng túi vải không dệt
Vải không dệt được làm từ nhựa PP kéo dính với nhau qua phương pháp ép nhiệt. Vì không qua thêu dệt bằng cách truyền thống nên khi sờ vào. Chúng ta có cảm giác mềm mại như xốp nhưng rất chắc chắn.
Túi vải không dệt được làm từ các nguyên liệu thân thiện với môi trường. Không có chất độc hại nên rất an toàn trong việc sử dụng. Ngoài ra túi không dệt có tính năng bền, thoáng khí. Nên chúng ta có thể giặt và tái sử dụng được rất nhiều lần.
Túi vải không dệt có khả năng kháng nước, kháng cháy, kháng tia cực tím. Đặc biệt có thể in trên bề mặt vải, tạo ra độ thẩm mỹ cực kỳ cao. Ngoài ra sản phẩm còn rất đa dạng về mẫu mã, màu sắc, gây thích thú cho người sử dụng. Ngoài ra, túi còn có khả năng tự hủy trong môi trường với thời gian ngắn nên được gọi là nguyên liệu thân thiện với môi trường.
Bởi những lợi ích trên, ngày nay vải không dệt được coi là “vị cứu tinh của nhân loại”. Chúng được phổ biến rộng rãi và được con người sử dụng để may túi xách. Túi thời trang hay túi quảng cáo cho công ty, doanh nghiệp. Ngoài ra, vải không dệt còn còn được sử dụng trong ngành y tế như khẩu trang, mặt nạ, trang phục,..
Mặc dù vải không dệt mới phát triển tại thị trường Việt Nam. Nhưng nó mang lại cho người sử dụng rất nhiều lợi ích. Không chỉ tiết kiệm kinh tế xã hội, mà còn phù hợp với hình ảnh cũng như bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng người Việt.
An Vạn Thành là một trong những công ty phát triển lĩnh vực này. Sản phẩm chúng tôi mang lại cho mọi người hoàn toàn lấy từ những đặc điểm nổi bật trên, thậm chí còn hơn nữa. Chúng ta sẽ có bài nhận xét, đánh giá về hoạt động cũng như cách làm việc mà đội ngũ An Vạn Thành đã xây dựng trong thời gian qua ở tuần sau.
Mọi thắc mắc liên hệ đến chúng tôi thông qua
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT AN VẠN THÀNH
Địa chỉ: 70 Nguyễn Văn Tạo, Ấp 1, Xã Long Thới, H.Nhà Bè,TPHCM
Email: info@leco.com.vn
Website: www.TuiVaiMoiTruong.com
Hotline: 0918 760 769- 0988 647 152
Tìm hiểu thêm tại Fanpage: Túi Vải Không Dệt – L’eco
- Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan đến sản phẩm túi vải không dệt. Bạn có thể search trên google những từ khóa dưới đây:
- túi vải không dệt là gì
- túi vải không dệt giá rẻ
- mua túi vải không dệt ở đâu
- giá túi vải không dệt
- túi vải không dệt bảo vệ môi trường
túi vải không dệt tphcm